Hướng dẫn giải bài tập
Thực hiện giải bài tập bằng cách chọn Đề bài (Problems) từ menu trên cùng
Bài tập được mô tả nội dung, điểm số, giới hạn thời gian, bộ nhớ, hướng dẫn giải nếu có...
Hướng dẫn nộp bài
Các bước để nộp bài trên hệ thống chấm:
Bước 1: Đăng nhập hoặc đăng ký tài khoản
Bước 2: Mở bài tập cần làm. Ví dụ bài Tính tổng 2 số
Bước 3: Đọc yêu cầu đề bài, chú ý đến đầu vào (input) và đầu ra (output) và ví dụ để hiểu rõ đề.
Bước 4: Để nộp bài, các bạn bấm vào nút "Gửi bài giải".
- Bước 5: Chọn ngôn ngữ mà bạn viết (bên dưới khung soạn thảo).
- Bước 6: Bấm vào nút "Nộp bài" và đợi nhìn kết quả phía dưới. Hệ thống sẽ có các test cho mỗi bài:
Nếu test nào ĐÚNG sẽ hiện chữ AC màu xanh
Nếu test nào SAI sẽ hiện chữ WA màu đỏ
Nếu muốn nộp lại bài thì bấm vào link "Gửi lại"
Nếu muốn xem lại mã nguồn vừa nộp thì bấm vào nút "Xem nguồn"
Đây là giao diện khi nộp bài thành công:
Bạn chỉ đọc và xuất ra kết quả mà đề bài yêu cầu, không thừa, không thiếu:
Trong bài tổng 2 số như trên, bạn chỉ xuất ra kết quả, không xuất bất kỳ cái gì khác như: printf("Nhap a = ").
Trong code của bạn không dùng các lệnh để dừng màn hình hoặc các lệnh hệ thống đặc biệt như system("pause), getch(),…
Trong code không dùng thư viện conio.h (với ngôn ngữ C/C++).
Với các bài về chuỗi ký tự, các bạn không dùng fflush(stdin) để xoá bộ đệm, nếu phải xoá bộ đệm hãy dùng fgets 2 lần để nhập xâu.
Đối với pascal, các bạn không dùng thư viện crt.
Nếu đề bài có nêu điều kiện, thì giá trị các số trong test sẽ chuẩn như vậy. Ví dụ: cho n <= 100 thì chắc chắn các test sẽ luôn có n <= 100 (không cần kiểm tra giá trị của n)
Khi chấm bài, trang web đưa ra một số thông tin như AC/WA/TLE/...
Những thông tin đó còn gọi là Status Code
- là một mã ngắn thể hiện thông tin về bài nộp của bạn, hiện tại có những mã sau đây:
AC - Accepted
: Chương trình đã chạy đúng với toàn bộ test của đề bài.WA - Wrong Answer
: Chương trình đưa ra output không giống với output chuẩn.RTE - Runtime Exception
: Thường biết với cái tên Runtime Error. Chương trình sinh lỗi và trả về một giá trị khác 0 và lỗi này đa số chỉ xuất hiện khi bạn dùng ngôn ngữ như C hoặc C++. Các bạn có thể xem ở link này về một số lỗi RTE thường xuất hiện.IR - Invalid Return
: Chương trình trả về một giá trị khác 0, cũng giống RTE, nhưng nó thường xuất hiện ở các ngôn ngữ Python hoặc Java khi bạn xử lý ngoại lệ (exception).OLE - Output Limit Exceeded
: Chương trình in ra quá nhiều thông in ra output (thường giới hạn là 256MB).MLE - Memory Limit Exceeded
: Chương trình dùng quá nhiều bộ nhớ. Đôi khi lỗi này sẽ gây ra RTE thay vì MLE.TLE - Time Limit Exceeded
: Chương trình chạy quá thời gian quy định.IE - Internal Error1
: Lỗi hệ thống. Lỗi này có thể do bài tập chưa được cấu hình đúng, hoặc do lỗi ở máy chấm. Nếu bạn thấy lỗi này, bạn có thể thử nộp lại bài tập của mình, nếu vẫn không được thì bạn có thể liên hệ với admin hoặc người ra đề.
Comments